8 tác dụng của tinh dầu sả với sức khỏe người dùng

Y học hiện đại đã có nhiều nghiên cứu về tinh dầu sả. Các nghiên cứu này đã chỉ ra rằng, loại tinh dầu này có rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe người dùng. Trong đó, có thể kể đến một số tác dụng của tinh dầu sả như: kháng khuẩn, chống viên, chống nấm, hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày….

Danh mục: Từ khóa:

Mô tả

Tinh dầu sả thường được sử dụng trong liệu pháp hương thơm để giúp người dùng có tinh thần thoải mái, phòng và hỗ trợ điều trị nhiều chứng bệnh. Nó còn được dùng như một ít một dung dịch đuổi muỗi tự nhiên, an toàn. Dưới đây là 8 tác dụng của tinh dầu sả với sức khỏe.

Tinh dầu sả là gì?

Tinh dầu sả là loại tinh dầu được chiết xuất từ cây thuộc chi sả (Cymbopogon). Một loài cỏ nhiệt đới thường được dùng trong việc nấu ăn và làm thuốc. Vì được chiết xuất từ lá và thân của cây sả nên tinh dầu sả có mùi thơm đặc trưng của loại cây này. Hơn nữa, mùi thơm của tinh dầu sả tương đối dễ chịu, có thể giúp người dùng giảm căng thẳng, lo lắng và chống trầm cảm.

Cây sả

Cây sả

Nó lại có khả năng kháng khuẩn, chống nấm, xua đuổi ruồi muỗi, côn trùng gây hại hiệu quả. Vì vậy, nó cũng được dùng trong việc làm xà phòng, các sản phẩm chăm sóc cá nhân hoặc các dung dịch để đuổi muỗi, đuổi côn trùng gây hại. Thậm chí, nhiều loại tinh dầu sả cũng được chiết xuất để phục vụ cho việc điều trị các vấn đề về tiêu hóa và bệnh huyết áp. Nhìn chung, loại tinh dầu này có rất nhiều lợi ích sức khỏe tiềm năng. Trong đó, có những lợi ích đã được y học hiện đại nghiên cứu chứng minh.

Hơn nữa, Việt Nam là một trong những khu vực phân bố chính của cây sả. Do đó, tinh dầu sả không còn xa lạ với rất nhiều người Việt. Nó đang được nhiều người dùng trong việc xông phòng, giải phóng tâm trạng, bảo vệ sức khỏe.

Các loại tinh dầu sả chính trên thị trường

Cây sả đang mọc ở nhiều nơi trên thế giới. Hơn nữa, trên thực tế có rất nhiều loại sả. Mỗi loại sả lại có thành phần hóa học khác nhau. Kéo theo đó, tinh dầu được chiết xuất từ cây sả cũng có sự khác biệt nhất định. Tùy theo loại cây sả được dùng để chiết tinh dầu mà có thể loại tinh dầu sả được bán ở Việt Nam thành 4 nhóm chính gồm:

Tinh dầu sả chanh

Đây là loại tinh dầu sả được bán phổ biến ở Việt Nam. Cũng là loại tinh dầu mà chị em có thể tự làm tại nhà. Vì cây sả mọc ở Việt Nam là giống sả chanh. Cây có tên khoa học là (Cymbopogon citratus). Thân và lá cây được dùng trong việc chế biến các món ăn thông thường hoặc pha chế đồ uống…

Tinh dầu từ cây sả chanh

Tinh dầu từ cây sả chanh

Để chiết xuất tinh dầu sả chanh, các công ty ở Việt Nam thường dùng phương pháp chưng cất hơi nước. Phương pháp này giúp tinh dầu trong, thơm dịu, có nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe.

Tinh dầu sả Java

Loại tinh dầu sả phổ biến tiếp theo ở Việt Nam là tinh dầu sả Java. Loại tinh dầu này được chiết xuất từ cây sả có tên khoa học là Cymbopogon winterianus hay còn được gọi là sả đỏ, sả xòe. Nó có thành phần hóa học chính lần lượt là geraniol (40.06%), citronellal (27.44%) và citronellol (10.45%).

So với các loại dầu sả khác, tinh dầu sả Java được đánh giá khá cao về công dụng. Hơn nữa, sản phẩm có giá thành tốt, phù hợp với nhu cầu sử dụng của phần đông người dân Việt Nam. Về đặc điểm, tinh dầu sả Java cũng có mùi hương nhẹ như mùi tinh dầu sả tranh. Tuy nhiên, màu tinh dầu có phần đậm hơn.

Tinh dầu sả Java thiên nhiên thơm phòng May Fragrance lọ 10 ml

Tinh dầu sả Java thiên nhiên thơm phòng May Fragrance lọ 10 ml

Tinh dầu sả Ceylon

Công dụng cho sức khỏe của tinh dầu sả Ceylon thường được đánh giá thấp hơn so với với tinh dầu sả Java. Loại tinh dầu này được chiết xuất từ cây sả Cymbopogon nardus – một loại sả xuất hiện ở nhiều quốc gia Châu Á như Ấn Độ. Về thành phần, tinh dầu sả Ceylon chứa một số chất hữu ích như: citronellal (27,87%), geraniol (22,77%), geranial (14,54%), citronellol (11,85%)…. Hơn nữa, tinh dầu thành phẩm thường có mùi thơm đậm, khá giống với mùi dầu cam quýt hoặc dầu quế.

Tinh dầu sả hoa hồng

Một loại tinh dầu sả thường xuyên xuất hiện tại thị trường Việt Nam nữa mà bạn cần lưu ý là tinh dầu sả hoa hồng. Nó được chiết xuất từ cây sả Palmarose hay còn gọi là sả hoa hồng. Trong tinh dầu có chứa một số thành phần chính như: geraniol, linalool, limonene, geranyl axetat, dipentene và myrcene.

Hiện tinh dầu sả hoa hồng được dùng phổ biến trong cả ngành thực phẩm, đồ uống và hóa mỹ phẩm. Lý do là vì loại tinh dầu này có hương thơm quyến rũ như tinh dầu hoa hồng. Cũng vì mùi hương giống hương hoa hồng nên tinh dầu sả hoa hồng rất được nữ giới yêu thích.

Tác dụng của tinh dầu sả với sức khỏe

Hiện trên thế giới có nhiều loại tinh dầu sả được chiết xuất từ các cây sả khác nhau. Thành phần hóa học của các loại tinh dầu này cũng có sự thay đổi nhất định. Tuy nhiên, chúng vẫn đảm bảo các công dụng chung mà tinh dầu sả đem lại. Dưới đây là các tác dụng của tinh dầu sả, nhất là tinh dầu sả chanh – loại được dùng nhiều ở Việt Nam.

Cụ thể, theo y học cổ truyền thì cây sả còn được gọi bằng một số tên gọi khác như cỏ tranh, hương mao. Cây có mùi thơm dễ chịu, ấn tượng. Do đó, nó thường được dùng như một loại gia vị để kết hợp với các loại thực phẩm, giúp khử mùi tanh, để món ăn thêm dậy mùi. Nó cũng được dùng trong nhiều bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến trạng thái tinh thần.

Tinh dầu sả có nhiều công dụng cho sức khỏe

Tinh dầu sả có nhiều công dụng cho sức khỏe

Y học hiện đại đã có nhiều nghiên cứu về tinh dầu sả. Các nghiên cứu này đã chỉ ra rằng, loại tinh dầu này có rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe người dùng. Trong đó, có thể kể đến một số tác dụng của tinh dầu sả như:

Kháng khuẩn, chống viêm

Các nghiên cứu được thực hiện với tinh dầu chiết xuất từ cây sả đã chỉ ra rằng loại tinh dầu này có nhiều thành phần hóa học hữu ích, có khả năng chống viêm, giảm đau, kháng khuẩn, kháng virus, chống oxy hóa, chống trầm cảm…. Cụ thể:

  • Trong tinh dầu chiết xuất từ cây sả có nhiều citral. Đây là chất có khả năng ngăn ngừa sự phát triển của vi sinh vật gây hại. Thậm chí, một nghiên cứu được thực hiện năm 2010 còn chỉ ra rằng dầu sả chanh có hiệu quả trong việc chống lại vi khuẩn kháng thuốc. Kể cả vi khuẩn gây ra những bệnh nghiêm trọng như: nhiễm trùng da, viêm phổi, nhiễm trùng máu, nhiễm trùng đường ruột nặng.
  • Limonene – một flavonoid thường được tìm thấy trong tinh dầu sả lại có khả năng giảm viêm, loại bỏ vi khuẩn cực kỳ hiệu quả. Nhờ đó, nó có thể kiểm soát, hỗ trợ điều trị các chứng bệnh do viêm mãn tính gây ra như: viêm khớp, bệnh tim mạch, thậm chí là ung thư.
  • Tinh dầu sả cũng chứa nhiều hợp chất hữu ích khác như: ancaloit, steroid, tecpen, saponin, myrcene, citronellal, nerol và geraniol… Đây đều là những chất hóa học có tác dụng tốt cho sức khỏe.

Tinh dầu sả chống nấm

Các nghiên cứu trong ống nghiệm đã chỉ ra đặc tính chống nấm của dầu sả. Cụ thể, một báo cáo được công bố năm 2015 trên Tạp chí Quốc tế Nanomedicine cho thấy dầu sả có thể ức chế sự phát triển của Candida albicans. Đây là loại nấm gây nhiễm trùng nấm men. Một nghiên cứu được thực hiện năm 2013 lại cho thấy, tinh dầu chiết từ cây sả có thể chống lại lang ben – chứng bệnh ngoài da do nấm gây ra.

Trong dầu sả có hợp chất có khả năng chống nấm hiệu quả

Trong dầu sả có hợp chất có khả năng chống nấm hiệu quả

Vì những nghiên cứu này nên nhiều công ty sản xuất hóa mỹ phẩm, dược phẩm đã cho ra đời các loại dầu gội, kem bôi da từ tinh dầu sả để phòng ngừa, hỗ trợ điều trị các chứng bệnh ngoài da do nhiễm nấm.

Giảm buồn nôn, ngăn ngừa loét dạ dày

Sả và tinh dầu sả cũng được sử dụng một phương pháp dân gian để giải quyết các vấn đề về tiêu hóa. Từ đau bụng do sử dụng thực phẩm không phù hợp đến viêm loét dạ dày. Cụ thể, nghiên cứu được thực hiện năm 2012 trên chuột đã chỉ ra rằng tinh dầu sả giúp ngăn ngừa viêm loét dạ dày hiệu quả. Hơn nữa, viêm loét vốn là nguyên nhân phổ biến gây ra nhiều chứng bệnh liên quan đến dạ dày, trong đó có ung thư.

Một nghiên cứu được tiến hành từ năm 2006 lại chỉ ra rằng tinh dầu chiết xuất từ cây sả có thể làm chậm nhu động ruột. Qua đó, giúp giảm tiêu chảy. Ngoài ra, thực tế sử dụng cũng chứng minh, việc sử dụng trà thảo mộc hoặc thực phẩm chức năng có thành phần từ sả có thể giúp giảm cảm giác buồn nôn….

Tinh dầu sả giúp giảm đau đầu

Tinh dầu sả và các sản phẩm liên quan có thể hoạt động như một loại thuốc giảm đau. Vì chất citral trong tinh dầu sả chanh có khả năng giảm viêm. Qua đó, giảm các cơn đau do viêm, đặc biệt là tình trạng viêm mãn tính.

Công dụng này đã được nghiên cứu thực tế chứng minh. Cụ thể, một nghiên cứu được thực hiện năm 2007 trên người đã chỉ ra rằng người bị viêm khớp dạng thấp có thể dùng dầu sả bôi tại chỗ để giảm nhanh cơn đau. Nếu sử dụng thường xuyên thì mức độ đau sẽ giảm dần. Có thể giảm đến 50% sau 30 ngày sử dụng.

Giảm căng thẳng, lo lắng, chống trầm cảm

Một nghiên cứu được công bố trên Journal of Alternative and Complementary Medicine vào năm 2015 cho thấy, việc tiếp xúc với hương thơm từ sả giúp chống lo âu một cách hiệu quả.

Theo đó, trong nghiên cứu này, tình nguyện viên được cho ngửi mùi dầu xả, dầu cây trà hoặc nước cất. Sau đó, tiến hành một bài kiểm tra để khảo sát về mức độ lo lắng. Kết quả đã chỉ ra rằng, những người ngửi mùi dầu sả đã giảm bớt được sự lo lắng và căng thẳng. Dù có cảm giác lo lắng thì những người này cũng phục hồi nhanh hơn so với người ngửi mùi dầu cây trà hay nước cất thông thường.

Bạn có thể dùng tinh dầu chiết xuất từ thân cây sả để giảm căng thẳng

Bạn có thể dùng tinh dầu chiết xuất từ thân cây sả để giảm căng thẳng

Việc kết hợp dầu sả với massage càng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe hơn. Thậm chí, nó không chỉ giảm căng thẳng, lo lắng mà còn chống trầm cảm nhẹ, ổn định huyết áp (vì huyết áp cao vốn là một tác dụng phụ thường gặp khi bạn căng thẳng).

Giảm gàu để da đầu khỏe mạnh

Nghiên cứu được thực hiện từ năm 2015 đã chỉ ra rằng tinh dầu chiết xuất từ cây sả chanh có thể giúp giảm gàu để da đầu thêm khỏe mạnh. Cụ thể, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng người bị gàu có thể dùng dầu gội có chứa tinh dầu sả. Nên dùng khoảng 2 lần mỗi ngày. Sau 14 ngày lượng gàu sẽ giảm đi đáng kể.

Hơn nữa, chiết xuất từ cây sả còn có nhiều công dụng trong việc chống nấm, kháng khuẩn, chống viêm. Vì vậy, nó sẽ giúp da đầu của bạn thêm khỏe mạnh, giúp tóc của bạn được nuôi dưỡng tốt hơn. Nó cũng giúp tóc của bạn chắc khỏe hơn. Vì hoạt chất citral trong cây sả có khả năng bảo vệ các tế bào nang nuôi tóc khỏi nguy cơ bị tổn thương. Qua đó, giúp người dùng phòng bệnh rụng tóc hiệu quả.

Giàu chất chống oxy hóa, ngăn ngừa ung thư

Tinh dầu chiết xuất từ cây sả cung cấp nhiều chất chống oxy hóa hữu ích cho cơ thể. Những chất này có thể giúp bạn chống lại gốc tự do gây hại cho tế bào. Một số nghiên cứu của Đông y Trung Quốc cũng chỉ ra rằng mỗi 100g sả chứa đến 24,205 microgam beta-carotene – một chất chống oxy hóa mạnh có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư. Vì vậy, bạn có thể dùng sả để góp phần phòng ngừa chứng bệnh nguy hiểm này.

Dù không phòng chống ung thư thì tinh dầu sả cũng góp phần tăng cường hệ thống miễn dịch để bạn có cơ thể khỏe mạnh, tràn đầy sức sống.

Tinh dầu sả tốt cho da

Tinh dầu chiết xuất từ cây sả có khả năng cải thiện chất lượng da như làm giảm mụn trứng cá và các tổn thương do mụn. Nó cũng tác động vào bề mặt da để làn da trở nên săn chắc, ít nếp nhăn.

Tinh dầu chiết xuất từ cây sả giúp da thêm sáng đẹp

Tinh dầu chiết xuất từ cây sả giúp da thêm sáng đẹp

Đặc biệt, trong sả có rất nhiều vitamin có lợi cho sức khỏe. Những vitamin này góp phần làm dịu tình trạng kích ứng da, làm các vết thương hở nhỏ trên da mau lành để bạn có làn da sáng mịn, đều màu. Chính vì có nhiều công dụng tuyệt vời cho làn da nên các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là Thái Lan thường xuyên dùng sả trong ngành công nghiệp sản xuất mỹ phẩm.

Lưu ý: Ngoài các công dụng cho sức khỏe trên, tinh dầu sả còn được dùng để khử mùi, đuổi muỗi và các loài côn trùng gây hại. Mùi thơm từ tinh dầu sả giúp bạn tạo ra không gian sống trong lành, thoải mái hơn.

Lưu ý khi dùng tinh dầu sả

Sả an toàn với hầu hết mọi người khi được sử dụng làm thực phẩm (kết hợp với các món ăn, đồ uống). Nó cũng an toàn khi dùng bằng đường uống hoặc bôi lên da trong thời gian ngắn cho mục đích y học với điều kiện bạn dùng đúng hướng dẫn. Cụ thể:

  • Để bôi lên da, bạn cần kết hợp dầu sả với các loại dầu nền như: dầu hạnh nhân, dầu thầu dầu, dầu hạt lanh, dầu hạt nho, dầu bơ…
  • Tinh dầu sả chanh có thể được thoa trực tiếp lên da với liều lượng nhỏ. Hoặc nhỏ vào nước tắm để giúp cơ thể được thả lỏng.
  • Trường hợp muốn gửi mùi tinh dầu sả, bạn cần dùng máy khuếch tán tinh dầu; máy xông hơi hoặc nhỏ một giọt tinh dầu nguyên chất lên khăn, để gần mũi. Tuyệt đối không nhỏ trực tiếp lên da ở vùng mặt.
  • Với đường uống, bạn nên pha dầu sả với nước đun sôi để nguội (1 – 3 giọt cho 1 cốc nước) hoặc đun cây sả tươi để uống. Tuyệt đối không uống tinh dầu nguyên chất.
  • Người đang trong thời kỳ mang thai và cho con bú không nên dùng tinh dầu sả đường uống. Trẻ dưới 2 tuổi cũng không nên trực tiếp bôi tinh dầu sả, dù đó là tinh dầu sả chanh hay tinh dầu sả đã được pha loãng với dầu nền.
  • Khi dùng dầu sả trên da, nếu thấy các dấu hiệu không mong muốn như: cảm giác nóng rát, phát ban, khó chịu thì nên ngừng và đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ.

Cách sử dụng tinh dầu sả

Tinh dầu treo xe chiết xuất từ sả

Tinh dầu treo xe chiết xuất từ sả

Tinh dầu sả thường được đánh giá cao vì độ an toàn. Nhưng trước khi sử dụng bạn vẫn nên áp dụng bước kiểm tra. Cụ thể, bạn có thể thử xem da có phản ứng như thế nào với các hợp chất trong dầu sả. Cách thử phản ứng không khó. Chỉ cần rửa sạch cánh tay bằng xà phòng. Lau khô da, thoa một vài giọt tinh dầu đã pha loãng với dầu nền lên một vùng da nhỏ ở cánh tay. Băng khu vực đã thoa bằng băng sạch rồi đợi 24 giờ.

Nếu trong 24 giờ này, bạn không nhận thấy bất kỳ dấu hiệu khác thường, khó chịu nào (ví dụ như mẩn đỏ, phồng rộp hay ngứa ngáy) thì có thể tháo băng, rửa sạch để bắt đầu dùng tinh dầu sả trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe. Về cách sử dụng tinh dầu sả, bạn sẽ có ba cách dùng chính là:

Dùng đường uống

Cách sử dụng tinh dầu sả này thường được dùng trong việc hỗ trợ hệ thống tiêu hóa, chữa đau bụng, rối loạn tiêu hóa. Cụ thể, nếu bị đầy bụng, buồn nôn, nôn mửa, tiêu hóa kém, đau dạ dày, nóng trong, tiêu chảy, co thắt ruột…, bạn có thể pha 2 – 3 giọt dầu sả với nước đun sôi để nguội để uống.

Dùng bôi ngoài da

Có nhiều loại dầu sả và chỉ duy nhất loại dầu sả được chiết xuất từ cây sả chanh mới được dùng trực tiếp trên da. Nhưng nếu không xác định chắc chắn loại dầu sả bạn mua có phải là tinh dầu được chiết xuất từ cây sả chanh hay không thì tốt nhất bạn nên pha loãng bằng dầu nền. Bạn có thể pha 12 giọt tinh dầu với 1 thìa cà phê dầu nền. Trộn đều để xoa hoặc massage trên da. Bạn cũng có thể hòa 3 – 5 giọt dầu sả vào bồn nước ấm để tắm.

Dùng liệu pháp hương thơm

Có thể dùng tinh dầu chiết xuất từ thân, lá sả như liệu pháp hương thơm

Có thể dùng tinh dầu chiết xuất từ thân, lá sả như liệu pháp hương thơm

Dầu sả cũng đang được dùng như một liệu pháp hương thơm để cải thiện tâm trạng, giúp không gian sống, không gian bên trong xe hơi thêm thơm mát, dễ chịu. Với cách này, bạn chỉ cần cho dầu sả nguyên chất vào máy khuếch tán tinh dầu. Hương thơm của dầu sả sẽ nhanh chóng bay khắp phòng.

Trường hợp không có máy khuếch tán tinh dầu, bạn có thể cho vài giọt dầu sả nguyên chất vào bông gòn hoặc khăn tay, để gần mũi để ngửi hương thơm của dầu sả.

Lưu ý: Tinh dầu sả đã pha loãng có thể dùng trực tiếp trên da nhưng lại không được dùng cho máy khuếch tán. Ngược lại, tinh dầu nguyên chất thường được dùng cho máy khuếch tán nhưng lại phải thận trọng khi dùng trực tiếp trên da.

Mua tinh dầu sả ở đâu?

Tinh dầu sả đang được bán ở nhiều cửa hàng tạp hóa, siêu thị lớn, cửa hàng chuyên bán tinh dầu xông phòng, tinh dầu treo xe hơi. Nó cũng được rao bán rộng rãi trên mạng. Hơn nữa, giá tinh dầu sả nguyên chất không quá cao.

Tuy nhiên, vì có nhiều nhãn hiệu sản xuất, nhiều giống cây sả khác nhau nên khi mua tinh dầu bạn nên kiểm tra tên tiếng latinh để xác định xem đó là loại sả nào. Đồng thời, nên xem kỹ phần thành phần để xác định xem đó là tinh dầu sả nguyên chất hay là tinh dầu đã pha với dầu nền. Khi xác định rõ loại tinh dầu sả đã mua, bạn sẽ biết cách dùng tinh dầu sả chuẩn xác.

Tinh dầu sả chanh Noison 100ml

Tinh dầu sả chanh Noison 100ml

Hoặc bạn có thể trực tiếp liên hệ với các địa chỉ bán tinh dầu sả chất lượng cao như Tinh dầu Eco. Đây là địa chỉ chuyên bán tinh dầu nguyên chất, tinh dầu xịt phòng, tinh dầu treo xe chất lượng cao… được chiết xuất từ cây sả (cả tinh dầu sả chanhtinh dầu sả Java). Hơn nữa, Tinh dầu Eco không chỉ có sản phẩm đa dạng, minh bạch về giá bán mà còn có đội ngũ chuyên viên tư vấn nhiệt tình, sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của bạn….

Trên đây là 8 tác dụng của tinh dầu sả với sức khỏe và cách mua, cách sử dụng sản phẩm. Hy vọng những thông tin mà Tinh dầu Eco cung cấp sẽ giúp cho bạn. Nếu còn bất kỳ băn khoăn, thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh!

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “8 tác dụng của tinh dầu sả với sức khỏe người dùng”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *